Trẻ bị hôi miệng do đâu và vấn đề này có phản ánh tình trạng sức khỏe của bé không? tẩy trắng răng có đau không? Khi nuôi con thơ, chỉ một sự thay đổi nhỏ cũng khiến bố mẹ phải bận tâm. Hội chứng mùi hôi ở miệng bị ở trẻ em không phải là hiếm, phần lớn do bắt nguồn từ những căn bệnh răng miệng nhưng cũng không ngoại trừ khả năng bé bị các bệnh về đường hô hấp hoặ đường tiêu hóa. Bố mẹ cần tinh ý tìm ra nguyên nhân gây hôi miệng cho trẻ thì mới có cách trị phù hợp.
Nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ nhỏ |
Nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ nhỏ
- Vệ sinh răng miệng kém: ở trẻ nhỏ, việc tự vệ sinh răng miệng là điều không thể, nếu bố mẹ không quan tâm hoặc không giúp bé vệ sinh khoang miệng sạch sẽ thì những cặn thức ăn đọng lại ở kẽ răng. Theo thời gian, những mảng bám này sẽ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển, gây mùi hôi khó chịu và dẫn đễn nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm.
- Thói quen mút tay, ngậm ti giả: là thói quen mà bất kỳ trẻ nhỏ nào cũng trải qua, việc mút ngón tay hay ngậm ti giả có thể khiến vi khuẩn đi vào miệng bé, bệnh hôi miệng ở trẻ nhỏ cũng bắt đầu xuất hiện.
- Bệnh lý cơ thể: trẻ bị bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm tiểu phế quản cũng làm hơi thở bé có mùi. Nguyên nhân ít gặp hơn đó là nhiễm trùng ở họng do viêm họng hoặc viêm amidan.
- Bệnh lý răng miệng: viêm nướu, viêm chân răng,…làm cho nướu răng của bé bị sưng tấy, không làm sạch được vi khuẩn trong miệng sẽ gây ra hơi thở có mùi.
Cách điều trị hôi miệng ở trẻ nhỏ
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh hôi miệng ở trẻ nhỏ mà sẽ có những cách điều trị phù hợp nhất. Vì vậy, khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu hôi miệng, các bậc cha mẹ hay lưu ý cách điều trị sau:
Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách lau miệng cho bé, phát hiện và loại bỏ những vụn thức ăn giắt trong răng của bé mỗi ngày. Khi bé lớn hơn 1 tuổi, hãy tạo thói quen đánh răng với kem đánh răng để tăng cường men răng, ngăn ngừa vi khuẩn gây sâu răng và các bệnh lý răng miệng về nướu, lợi.
Loại bỏ thói quen xấu
Khi trẻ có thói quen mút ngón tay, ngậm ti giả nhiều bạn cần nhắc nhở để bé dần hình thành thói quen tốt. Việc làm này sẽ giúp bé ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh, góp phần phòng ngừa được bệnh hôi miệng ở trẻ nhỏ.
Chế độ ăn uống phù hợp
Duy trì cho bé chế độ ăn uống lành mạnh, ít đường và chất béo, bởi đường là nguyên nhân chính gây sâu răng, viêm lợi và tạo nên mùi hôi miệng. Tăng cường các loại rau xanh, hoa quả giòn cho bé vì các thực phẩm này được xem như bàn chải tự nhiên giúp chà xát và làm sạch các mảng bám trên răng.
Chữa trị các bệnh lý gây hôi miệng
Nếu bệnh hôi miệng ở trẻ nhỏ xuất phát từ các bệnh lý răng miệng, cha mẹ cần phải đưa trẻ đến nha khoa uy tín để kiểm tra cụ thể xem là bệnh lý gì, từ đó mới có thể xác định phương thức điều trị thích hợp. Khi các bệnh lý được điều trị khỏi hẳn thì bệnh hôi miệng cũng sẽ được cải thiện đáng kể.
Chữa hôi miệng bằng mẹo dân gian
Để an toàn cho bé hơn, cha mẹ có thể áp dụng các mẹo chữa hôi miệng được lưu truyền từ dân gian như:
- Mật ong: cho bé súc miệng bằng mật ong pha với nước ấm vào buổi sáng và tối, tính kháng khuẩn trong mật ong sẽ loại bỏ được vi khuẩn gây hôi miệng đáng kể.
- Húng chanh: đem rau sắc lấy nước đặc để ngậm và súc miệng trong ngày, hãy hướng dẫn bé ngậm nước húng chanh trong miệng một lúc rồi mới nhổ đi và súc miệng nhiều lần trong ngày.
- Mùi tàu: sắc mùi tàu với nước thật đặc, cho thêm ít muối để lấy nước ngậm và súc họng.
Để phòng ngừa các bệnh hôi miệng ở trẻ nhỏ và các bệnh lý răng miệng khác, cha mẹ nên chú ý chăm sóc và đưa trẻ đi khám răng định kì 6 tháng/lần để phát hiện kịp thời những vấn đề bất thường.
Bài viết được trích nguồn tại: https://lamdepmuidl.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578
TG: VT