Trẻ mọc răng sữa khi nào là vấn đề mà nhiều bậc cha mẹ quan tâm hiện nay. Biết được thời gian trẻ mọc răng để có cách chăm sóc và tập cho trẻ các thói quen làm quen với thức ăn giúp ích cho sự phát triển. Cùng chúng tôi tìm hiểu thời điểm mọc răng sữa cho trẻ qua bài viết sau đây nhé. Ngoài ra, nhiều người vẫn còn thắc mắc liệu thực hiện kỹ thuật trồng răng implant ở đâu an toàn?
Thời điểm trẻ mọc răng sữa
Răng sữa là những chiếc răng mọc trong thời kỳ trẻ còn bú sữa mẹ, thời gian mọc răng sữa của trẻ kéo dài từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 30. Thời gian bắt đầu và kết thúc có thể sớm hoặc muộn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của trẻ.
Trẻ bắt đầu mọc 2 chiếc răng cửa giữa hàm dưới vào khoảng 6-8 tháng và hai chiếc răng này mọc đôi cùng lúc. Sau đó đến các răng tiếp theo như răng cửa hàm trên, răng cửa kế bên, răng nanh,...mọc cho đến khi đủ 20 chiếc răng thì vào giai đoạn thay răng vĩnh viễn.
Trẻ mọc răng sữa khi nào
Ở mỗi trẻ, thời điểm moc khác nhau có thể sớm hoặc muộn nên cha mẹ không cần lo lắng quá nhiều, quan trọng là phải biết thời điểm trẻ mọc răng sữa khi nào để có chế độ chăm sóc tốt nhất.
Dấu hiệu khi trẻ mọc răng sữa là gì?
Để có thể biết được trẻ mọc răng sữa khi nào, cha mẹ hãy quan sát những thay đổi của trẻ như:
- Chảy nước dãi nhiều: khi răng mọc sẽ kích thích nước dãi trong miệng tiết ra nhiều hơn bình thường, vì vậy khi thấy trẻ chảy dãi nhiều rất có thể là dấu hiệu trẻ chuẩn bị mọc răng.
- Nhai, cắn bất cứ vật gì: do nướu bị kích thích nên trẻ sẽ có cảm giác ngứa, nhai hoặc cắn ngón tay, đồ chơi để giảm bớt sự bứt rứt, khó chịu đó là cách trẻ vẫn hay làm mỗi khi mọc răng.
- Chán ăn, bỏ bú: răng mọc gây đau vì vậy trẻ sẽ thấy khó chịu và bỏ ăn, quấy khóc nhiều hơn.
- Tiểu chảy: đã có rất nhiều trường hợp trẻ mọc răng sữa kèm với tiêu chảy. Hệ tiêu hóa của trẻ có thể bị rỗi loạn do tình trạng chán ăn, bỏ bú, khó chịu khi mọc răng gây ra.
- Phát sốt: do nướu bị sưng đau nên nhiều trẻ sẽ có hiện tượng sốt.
Cần làm gì khi trẻ mọc răng sữa?
Trẻ mọc răng sữa khi nào, thường kèm với tình trạng sưng đau, trẻ khó chịu và có những triệu chứng khác thường. Chính vì vậy, việc chăm sóc, vỗ về trẻ trong giai đoạn này là rất quan trọng:
- Khi trẻ thích gặm cắn các đồ vật cha mẹ có thể có thể thay thế bằng các loại củ quả đã luộc chính và lưu ý các vật mà trẻ đưa vào trong miệng để tránh làm tổn thương nướu, bị nghẹn nếu trẻ nuốt phải.
- Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày nhưng phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Bổ sung vitamin và canxi cho xương chắc khỏe, giúp đề kháng của trẻ được tăng cường. Nếu trẻ đã biết ăn, nên cho ăn bằng thức ăn mềm như cháo, súp,...để trẻ dễ ăn và không tác động đến vùng nướu bị sưng đau.
- Khi trẻ sốt hoặc tiêu chảy ở mức độ nhẹ, nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt và bổ sung nước để tránh tình trạng trẻ bị mất nước. Nếu sốt trên 38.5 độ, tiêu chảy 5-7 lần/ngày thì nên đến trung tâm y tế, bác sĩ sẽ theo dõi tình hình của trẻ kĩ lưỡng hơn.
- Nên chú ý vệ sinh răng miệng cho trẻ ở giai đoạn này, vì trẻ chưa ý thức được nên mẹ hãy dùng khăn mềm quấn quanh đầu ngón tay rồi vệ sinh răng cho trẻ sau khi bú hoặc ăn xong. Nên thực hiện nhẹ nhàng để tránh động đến vùng bị sưng đau.
- Nên vỗ về, ôm ấp trẻ nhiều hơn khi trẻ quấy khóc.
Trẻ mọc răng sữa khi nào là quy luật tự nhiên mà trẻ nào cũng phải trải qua. Nếu biết cách chăm sóc tốt thì việc mọc răng ở trẻ sẽ không còn là nỗi lo của cha mẹ.
Bài viết trích nguồn tại: dephoanhaonhonangmui.blogspot.com
Thông tin liên hệ: Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline: (+84 8) 66820346
TG: NH