Tin mới

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2018

Răng khôn nên nhổ khi nào cần thiết?

Em muốn hỏi là mọc răng khôn không đau có nên nhổ hay không? Em đang mọc 1 chiếc răng khôn hàm bên dưới, nó có dấu hiệu bị lệch nhưng không gây đau nhức gì cả. Em nghe nói răng khôn nếu mọc lệch phải nhổ nhưng trường hợp của em thì không biết nhổ răng khôn có nguy hiểm không? Mong bác sĩ tư vấn giúp, em cảm ơn nhiều! 

Dấu hiệu cảnh báo răng số 8 mọc lệch

Khi răng khôn mọc, do không có không gian để trồi thẳng nên chúng sẽ “tìm cách khác” – có thể là mọc ngược đâm vào ổ xương, mọc lệch xâm lấn đến chiếc răng số 7 bên cạnh hoặc đâm vào màng trong của má. Dù là mọc theo cách nào thì cũng vô cùng nguy hiểm. Và sưng tấy lợi khi răng số 8 mọc cũng là một trong những triệu chứng tố cáo rằng chiếc răng khôn của bạn đang mọc lệch.


Răng số 8 mọc, bên cạnh sưng lợi là những cơn đau âm ỉ, nhức nhối. Khi xâm lấn sang răng bên cạnh sẽ làm chiếc răng đang khỏe mạnh này trở nên yếu đi, dễ bị lung lay và viêm nhiễm. Nặng hơn khiến chiếc răng số 7 bị xô đẩy gây mất răng. 

Do răng khôn nằm ở trong cùng cung hàm nên rất khó để làm vệ sinh sạch sẽ, các mảng bám tích tụ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Vi khuẩn tích tụ lâu ngày dẫn đến viêm nhiễm vùng lợi, sưng đau kéo dài và hôi miệng. Viêm lợi tái phát không được điều trị kịp thời sẽ khiến nhiễm trùng lây lan. Có trường hợp nhiễm trùng lây lan sang má, mang tai, cổ…  nguy hiểm đến tính mạng.

Làm đẹp: làm cách nào để giảm mỡ bụng

Răng khôn nên nhổ khi nào cần thiết?

Thời điểm nhổ răng khôn tốt nhất là từ 18 đến 25 tuổi, khi chân răng hình thành được 2/3. Trên 35 tuổi, trường hợp phải phẫu thuật để nhổ răng khôn sẽ gặp nhiều khó khăn do xương cứng và đặc hơn. Mặt khác một số yếu tố toàn thân và tại chỗ cũng không cho phép can thiệp nhổ răng khôn. Quá trình lành thương, hậu phẫu cũng kéo dài và không thuận lợi.

- Khi việc mọc răng khôn gây ra các biến chứng đau, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, u nang, ảnh hưởng đến răng lân cận.

- Khi răng khôn chưa gây ra biến chứng, nhưng giữa răng khôn và răng bên cạnh có khe giắt thức ăn, tương lai sẽ ảnh hưởng đến răng bên cạnh thì cũng có chỉ định nhổ răng khôn để ngăn ngừa biến chứng.


- Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi xương và nướu nhưng không có răng đối diện ăn khớp, làm răng khôn trồi dài xuống hàm đối diện. Điều này tạo bậc thang giữa răng khôn và răng bên cạnh, gây nhồi nhét thức ăn, lở loét nướu hàm đối diện.

- Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi xương và nướu, nhưng hình dạng răng khôn bất thường, nhỏ, dị dạng, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, lâu ngày gây sâu răng và viêm nha chu răng bên cạnh.

- Bản thân răng khôn có bệnh nha chu hoặc sâu răng lan rộng.

- Nhổ răng khôn để chỉnh hình, làm răng giả, hoặc răng khôn là nguyên nhân của một số bệnh toàn thân khác cũng nên được nhổ bỏ.
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments
Item Reviewed: Răng khôn nên nhổ khi nào cần thiết? 9 out of 10 based on 10 ratings. 9 user reviews.
Scroll to Top