Tin mới

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2018

Mang thai bị mọc răng khôn có nên nhổ không?

Răng khôn (hay còn lại răng số 8) thông thường không có tác dụng trên cung hàm, sự xuất hiện của chúng chỉ lại mang đến những phiền toái và đau đớn cho khổ chủ bởi vậy việc nhổ bỏ là điều nhiều người vẫn luôn hướng đến. Tuy nhiên, răng khôn là gì và nhổ răng khôn ở đâu tốt nhất luôn khiến khiến nhiều người e ngại. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề sau!

Nhổ răng khôn chảy máu phải làm sao?

Nguyên nhân của tình trạng chảy máu quá nhiều và lâu đông máu chính là do kỹ thuật nhổ răng không tốt, tác động nhiều đến xương ổ răng và nướu hoặc do dụng cụ nhổ răng không được vô trùng. Điều này khá nguy hiểm và có thể dẫn đến một số tác động không tốt đến sức khỏe. Do đó nếu bạn gặp phải tình trạng này thì cần khám chuyên khoa càng sớm càng tốt.


Trong khoảng 1-2 giờ sau khi nhổ răng khôn, nếu máu vẫn chảy ít mà muốn cầm máu thì cần xác định được nguyên nhân gây chảy máu nhiều. Nếu chảy máu do nhổ răng bình thường thì chỉ cần cắn gạc bông nha khoa ít phút, máu sẽ tự đông lại. 

Trường hợp chảy máu lâu hơn thì bệnh nhân phải đến bác sĩ nha khoa ngay để cần được khám kỹ, để tìm cách can thiệp và xử trí thích hợp nhất:

- Nếu do rách phần mềm hay vỡ xương ổ răng thì cần rửa sạch vết thương, khâu phục hồi và cắn gạc chờ đông máu.

- Nếu do sót ổ viêm thì cần nạo lại huyệt ổ răng, rửa sạch vết thương và cắn bông gạc tẩm oxy già trong ít phút.

- Nếu do đứt mạch máu thì tiến hành tiểu phẫu buộc thắt mạch máu, sau đó khâu ép lại.

Mang thai bị mọc răng khôn có nên nhổ không?

Phụ nữ trong giai đoạn mang thai thường nhạy cảm, bởi thai nhi đang trong quá trình hình thành và phát triển, bất cứ thay đổi nào ở sức khỏe người mẹ cũng ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi trong đó có nhổ răng. Các chuyên gia nha khoa không khuyến khích nhổ răng khôn khi đang mang thai, bởi nếu thực hiện nhổ răng không an toàn có thể ảnh hướng đến sự phát triển của thai nhi.


Bất kì tác động nào đến răng miệng đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé, đặc biệt trong 3 tháng đầu tiên – là khoảng thời gian các cơ quan của bé đang hình thành và hoàn thiện. Để thực hiện nhổ răng khôn, bạn cần thiết phải chụp X-quang để kiểm tra phương thế răng khôn mọc ra sao, phải sử dụng thuốc giảm đau và kháng sinh nhiều hơn nhổ răng thông thường, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments
Item Reviewed: Mang thai bị mọc răng khôn có nên nhổ không? 9 out of 10 based on 10 ratings. 9 user reviews.
Scroll to Top