Mọc răng khôn có mủ rất phổ biến hiện nay, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nếu không được điều trị kịp thời. Vậy nguyên nhân là gì? Khắc phục ra sao? Cùng theo dõi bài viết sau để có câu trả lời.
Nguyên nhân mọc răng khôn có mủ
Răng khôn còn được gọi là răng số 8, là những chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm ở độ tuổi trưởng thành từ 18-25 tuổi.
Răng khôn mọc rất đa dạng, chúng có thể phát triển đầy đủ như các răng khác hoặc chỉ nhú lên một phần. Thậm chí, người bệnh sẽ không bao giờ nhìn thấy chiếc răng khôn của mình do chúng mọc ngầm hoặc chúng khôn hề mọc. Răng khôn mọc khi cung hàm đã đủ chỗ, nên chúng thường có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm điều này gây ra nhiều phiền toái cho chủ nhân sở hữu. Ngoài những cơn đau nhức, khó chịu thường gặp, mọc răng khôn có mủ cũng được cho là biến chứng nguy hiểm mà bạn cần lưu ý.
Mọc răng khôn gây nhiều biến chứng* |
Nguyên nhân răng khôn có mủ là vì:
- Viêm lợi trùm: Là tình trạng phần lợi phía trong hàm bao phủ lên bề mặt răng khôn tạo thành các rãnh. Vi khuẩn, vụn thức ăn dễ giắt vào trong các rãnh này, gây viêm. Thời gian càng lâu, lợi càng sưng to, thậm chí có mủ.
- Sâu răng: Vì răng khôn rất dễ bị sâu do chúng nằm sâu trong cung hàm, rất khó vệ sinh và làm sạch hết mảng bám thức ăn. Lâu ngày, nơi đây sẽ là ổ vi khuẩn gây sâu răng, viêm nhiễm, nếu không điều trị kịp thời có thể gây hoại tử tủy, mưng mủ, đau nhức.
- Áp xe răng: Răng khôn có thể bị áp xe do nhiều lí do khác nhau như bệnh sâu răng, viêm tủy không được điều trị, chấn thương, sứt mẻ, sang chấn…
Biến chứng khi mọc răng khôn có mủ
Tình trạng mọc răng khôn có mủ nếu không khắc phục sớm có thể biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Khi tích tụ quá nhiều, ổ mủ sẽ tạo áp lực lên dây thần kinh, gây ra những cơn đau dữ dội. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài có thể gây sưng hạch bạch huyết dưới hàm, sưng mặt khiến cơ thể mệt mỏi.
Khi bệnh tiến triển nặng, có thể lây lan sâu hơn vào vừng xương hàm và các khu vực khác của đầu, cổ, thậm chí gây nhiễm trùng huyết. Không chỉ riêng răng khôn, các răng bên cạnh cũng có thể bị ảnh hưởng, gây viêm nhiễm trên diện rộng. Nếu không được điều trị kịp thời, nguy cơ mất răng là rất cao.
Biến chứng khi răng khôn có mủ* |
Điều trị mọc răng khôn có mủ
Khi nhận thấy mọc răng khôn có mủ, bạn nên đến nha khoa ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ chụp X – Quang để kiểm tra mức độ tổn thương của chiếc răng và các mô xung quanh từ đó chỉ định cách xử lý tốt nhất.
Vì răng khôn không có chức năng gì trên cung hàm nên thường bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ để loại bỏ vi khuẩn và tránh lây lan sáng răng kế cận. Quá trình nhổ răng khôn có sử dụng thuốc tê nên bạn không cần lo lắng đau nhức. Cùng với công nghệ nhổ răng siêu âm hiện đại, răng khôn được tách ra khỏi ổ răng dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Mọc răng khôn có mủ là điều không ai mong muốn, tuy nhiên, khi đã xuất hiện bạn cần phải đến nha khoa khám càng sớm càng tốt, tránh để ổ mủ lây lan.
Ngavvt